Tết cổ truyền Chol Chnam Thmey hay còn gọi là Tết Campuchia. Là một trong những lễ hội quan trọng và ý nghĩa nhất của người dân Khmer.
Chol Chnam Thmay – Nét đẹp văn hóa truyền thống của Campuchia
Tết cổ truyền Campuchia là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Khmer. Diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch, Tết Campuchia không chỉ mang ý nghĩa chào đón năm mới theo Phật lịch mà còn là thời điểm để mọi người đoàn tụ, bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong một năm mới bình an, thịnh vượng.

Thời gian diễn ra Tết Campuchia
Theo truyền thống, Chol Chnam Thmay thường kéo dài trong ba ngày (có thể lên đến bốn ngày nếu năm nhuận), thường rơi vào ngày 13, 14 và 15 tháng 4 dương lịch.
Khoảng thời gian này đánh dấu sự kết thúc của mùa khô và chào đón mùa mưa, mang lại nguồn nước dồi dào cho nông nghiệp.
Hoạt động truyền thống trong tết Campuchia
Đi chùa, cầu bình an: Người dân đến chùa dâng lễ, nghe giảng kinh và cầu chúc sức khỏe, hạnh phúc cho gia đình.
Trò chơi dân gian: Trong dịp Tết, nhiều trò chơi dân gian truyền thống như kéo co, đá gà, nhảy lò cò, múa Romvong được tổ chức khắp nơi.
Lễ hội té nước: Một trong những hoạt động đặc trưng của Tết Chol Chnam Thmay là lễ hội té nước, biểu tượng cho sự gột rửa điều không may và đón nhận sự may mắn.

Ý nghĩa ngày Tết
Ngày Thứ Nhất – Moha Songkran
Là thời điểm người dân dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị đồ cúng và chào đón thiên thần mới (Tevada Chnam Thmay) xuống nhân gian ban phước lành.
Ngày thứ hai – Veareak Vanabat
Còn gọi là Wanabat và gắn liền với hai nghi lễ quan trọng:
Lễ dâng cơm: Khác với ngày thường khi các vị sư sãi mang bình bát vào phum sóc để khất thực, trong dịp Tết, người dân sẽ chủ động mang cơm đến chùa để dâng lên. Sau đó, họ cùng nhau nghe tụng kinh niệm Phật, cầu mong bình an và phước lành cho gia đình.
Ngày thứ ba – Veareak Laeung Sak
Còn gọi là Tngai Laeung Saka, là lúc người dân thực hiện nghi thức tắm Phật bằng nước thơm để cầu mong sự thanh tịnh, bình an và may mắn cho năm mới. Đây cũng là ngày mọi người té nước vào nhau để chúc phúc, tương tự như lễ hội Songkran của Thái Lan.
Món ăn ngày Tết
Trong những ngày Tết, người Campuchia thường chế biến các món ăn đặc trưng như:
- Num Ansom: Bánh tét của người Khmer, làm từ nếp, đậu xanh và chuối hoặc thịt heo.
- Num Korm: Một loại bánh hấp hình tam giác, làm từ bột nếp và nhân đậu xanh hoặc dừa.
- Samlor Korko: Canh thập cẩm nấu từ nhiều loại rau, thịt và cá, biểu trưng cho sự sung túc.

Tết Chol Chnam Thmay Và Sự Gắn Kết Văn Hóa
Tết cổ truyền Campuchia không chỉ là dịp để người Khmer sum vầy, mà còn là cơ hội để người dân các nước láng giềng như Việt Nam, Thái Lan, Lào cùng hòa mình vào không khí lễ hội.
Đặc biệt, tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ của Việt Nam, nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống, Chol Chnam Thmay cũng được tổ chức với nhiều hoạt động sôi nổi, thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa hai quốc gia.